Chiều 13/12 tại Hà Nội, phát biểu tại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) và Hội nghị Tổng kết 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao vai trò của Hiệp hội đã làm tốt việc kết nối giữa các doanh nghiệp với Chính phủ, góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành. 

Tại sự kiện này, Thủ tướng đã giao cho ngành dệt may phấn đấu xuất khẩu đạt 110 tỷ USD trong năm 2030, đặc biệt tập trung vào số lượng, chất lượng và xây dựng thương hiệu. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đề nghị đến năm 2030 có ít nhất 30 thương hiệu của ngành đóng góp trong thương hiệu dệt may thế giới.

Cũng phát biểu tại sự kiện, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho hay bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2019 ảm đạm hơn nhiều so với năm 2018. Lần lượt Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019 xuống mức 3% so với thực hiện 3,7% năm 2018. Đây là mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính giai đoạn 2008 – 2009. Xung đột thương mại giữa Mỹ và một số nền kinh tế lớn tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu.

Thủ tướng giao mục tiêu xuất khẩu 110 tỷ USD cho ngành dệt may Việt Nam - Ảnh 1.

So sánh cân đối XNK hàng dệt may của Việt Nam trong 5 năm (2015-2019). Nguồn VITAS

Hiệp hội Dệt may Việt Nam dự báo, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2019 đạt 39 tỷ USD, tăng 7,75% so với năm 2018. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc đạt 30,85 tỷ USD (tăng 7,38%); xuất khẩu vải đạt 2,14 tỷ USD (tăng 21,6%); xuất khẩu sợi ước đạt 4,09 tỷ USD (tăng 1,61%); xuất khẩu vải không dệt đạt 600 triệu USD (tăng 13,21%); xuất khẩu nguyên phụ liệu dệt may đạt 1,32 tỷ USD (tăng 8,22%).

Tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may năm 2019 ước đạt 22,38 tỷ USD (tăng 2,21%) so với năm 2018. Trong đó, nhập khẩu vải đạt 13,5 tỷ USD (tăng 5,68%); nhập khẩu phụ liệu dệt may đạt 3,86 tỷ USD (tăng 4,5%); nhập khẩu bông đạt 2,6 tỷ USD (giảm 13,65%), nhập khẩu sợi đạt 2,42 tỷ USD (tăng 0,04%).

Trong năm 2019, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng may mặc chủ lực ước đạt từ 1 tỷ USD trở lên. Đó là mặt hàng áo thun (6,71 tỷ USD), áo jacket (6,54 tỷ USD), quần (5,62 tỷ USD), quần áo trẻ em (2,19 tỷ USD), áo sơ mi (1,71 tỷ USD)...

 

Ngô Gia Phát tự hào được đóng góp một phần vào sự phát triển của ngành dệt may nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Ngô Gia Phát tự hào được đồng hành và đóng góp vào sự phát triển bền vững của quý khách hàng trên khắp Việt Nam.

Để được tư vấn và hỗ trợ về dịch vụ và sản phẩm, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH NGÔ GIA PHÁT

  • Tin tức & sự kiện
  • 13/01/2020
  • Lượt xem: 2563
Báo giá